Sự trưởng thành của thầy trò Park Hang-seo
Lễ hội đua thuyền truyền thống xã Tịnh Long được tổ chức 2 năm 1 lần vào dịp Tết Nguyên đán. Mỗi lần diễn ra đua thuyền thu hút hàng nghìn người dân và du khách đến xem, cổ vũ.Độc đáo nghệ thuật 'thủ ấn họa'
Trong số 4 nội dung của môn bóng đá, Việt Nam được đánh giá rất cao ở các nội dung bóng đá nữ và futsal nữ. Ở nội dung bóng đá nữ, chúng ta là đội trải qua 4 lần vô địch SEA Games liên tiếp, từ SEA Games 29 năm 2017 đến SEA Games 32 năm 2023. Chính vì thế, bóng đá nữ cũng là nội dung được VFF sớm tuyên bố chỉ tiêu bảo vệ HCV ở SEA Games năm nay.Những đối thủ đáng ngại nhất của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tại SEA Games 33 năm 2025 là chủ nhà Thái Lan và Philippines. Trong số này, Philippines chủ yếu dựa vào dàn cầu thủ sinh ra ở Bắc Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, tại SEA Games, chưa chắc các cầu thủ này được về khoác áo đội tuyển Philippines đầy đủ, vì những cầu thủ Philippines sẽ vướng lịch thi đấu của CLB chủ quản ở nước ngoài, trong thời gian diễn ra SEA Games (tháng 12).Đối thủ đáng gờm khác là Thái Lan. Đội bóng nữ xứ sở chùa vàng đang được chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) Madam Pang đầu tư lớn để phát triển. Thái Lan để lỡ cơ hội tham dự World Cup bóng đá nữ năm 2023, nên họ càng quyết tâm xây dựng lại lực lượng trong thời gian tới.Dù vậy, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam với kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao, vẫn được đánh giá nhỉnh hơn so với dàn cầu thủ nữ Thái Lan. Đặc biệt, ở một số gương mặt chủ chốt của chúng ta như Huỳnh Như, Chương Thị Kiều, Tuyết Dung… có chất "quái" mà không phải cầu thủ nữ nào ở Đông Nam Á cũng có được.Còn đội tuyển fustal nữ Việt Nam là đương kim vô địch Đông Nam Á, sau khi chúng ta đánh bại Thái Lan hồi năm ngoái. Dàn cầu thủ của đội tuyển futsal nữ Việt Nam đang ở vào độ chín của sự nghiệp, họ được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy phong độ tại SEA Games 33. Khác với nội dung bóng đá sân cỏ 11 người, ở nội dung futsal nữ, tính cạnh tranh không cao, đội tuyển futsal nữ Việt Nam hầu như chỉ phải cạnh tranh trực tiếp với Thái Lan.Điểm chung giữa đội tuyển U.22 Việt Nam và đội tuyển futsal nam Việt Nam tại SEA Games 33 năm 2025, đó là chúng ta sẽ chạy đua giành HCV với 2 đối thủ chính là Thái Lan và Indonesia. Cả 3 nền bóng đá Việt Nam, Thái Lan và Indonesia là 3 nền bóng đá phát triển rất đều cả 2 nội dung bóng đá nam và futsal nam.Ở nội dung bóng đá nam, U.22 Việt Nam là ứng cử viên rất nặng ký, đặc biệt là sau khi đội tuyển quốc gia Việt Nam giành ngôi vô địch AFF Cup 2024. Ngôi vô địch AFF Cup là động lực tinh thần rất lớn cho bóng đá Việt Nam, hướng đến các giải đấu quốc tế ở thời điểm hiện tại.Về mặt nhân sự, các cầu thủ trong lứa tuổi U.22 của bóng đá Việt Nam cũng được đánh giá cao, so với mặt bằng bóng đá Đông Nam Á. Những cầu thủ trẻ như Vĩ Hào, Khuất Văn Khang, Thái Sơn, Văn Trường, Đình Bắc… đều đủ sức khoác áo đội tuyển quốc gia. Giờ, họ quay lại khoác áo đội U.22, họ được kỳ vọng sẽ trở thành nòng cốt để đội U.22 Việt Nam giành HCV SEA Games.Trong khi đó, nội dung futsal nam của bóng đá Việt Nam có vẻ như bị đánh giá yếu thế hơn 3 nội dung còn lại. Đội tuyển futsal nam Việt Nam dù cũng là ứng cử viên vô địch tại SEA Games 33, nhưng đoàn quân của HLV Diego Giustozzi (người Argentina) vẫn bị đánh giá thấp hơn Thái Lan chút đỉnh. Còn đương kim vô địch Đông Nam Á Indonesia liên tục có những bước tiến rất đáng chú ý trong thời gian gần đây.Đội tuyển futsal nam Việt Nam vì thế sẽ phải cố gắng rất nhiều để hy vọng vào điều bất ngờ ở đại hội thể thao Đông Nam Á. Dù sao, việc bóng đá Việt Nam có cơ hội thắng lớn ở hầu hết các nội dung trong môn bóng đá tại SEA Games cũng phản ánh sự ổn định của chúng ta. Từ chỗ lép vế hoàn toàn trước Thái Lan trong môn bóng đá nhiều năm trước, hiện giờ bóng đá Việt Nam có hy vọng giành nhiều HCV hơn so với Thái Lan trong môn thể thao vua.
Jun Vũ mặc táo bạo trên poster phim 18+
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Câu chuyện của anh Đ. được đăng trên Báo Thanh Niên mới đây, trong bài viết: Chồng mất liên lạc từ 28 tết: Mùng 2 vợ vẫn hớt hải tìm kiếm khắp TP.HCM đã nhận được sự quan tâm lớn của quý độc giả trong những ngày tết. Chiều nay, chị M.C (30 tuổi) là vợ anh Đ. thông báo đã có tin của anh.Như vậy, sau nhiều ngày làm mọi cách để liên lạc, người vợ cũng đã có tin của chồng. Chị cho biết anh tạm thời vẫn ổn, không có chuyện xấu xảy ra, cuối năm có một số chuyện ảnh hưởng tới tâm lý nên anh Đ. stress, có dấu hiệu trầm cảm nhẹ.Có tin của anh cũng khiến chị và gia đình thở phào vì biết anh vẫn an toàn. "Một lần nữa em cảm ơn tất cả mọi người rất nhiều, trân quý tất cả tình cảm và sự quan tâm của mọi người. Kính chúc mọi người 1 năm thật bình an", người vợ nhắn nhủ.Những ngày qua, câu chuyện của gia đình chị C. nhận được sự quan tâm lớn và chia sẻ ào ạt của cư dân mạng, hy vọng chị sớm có tin của chồng. "Vì hôm qua giờ có quá nhiều thông tin sai lệch và có nhiều kẻ xấu lợi dụng lúc gia đình rối ren để trục lợi, mong mọi người cảnh giác", chị chia sẻ thêm.Trước đó, trong những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chị C. đã phải "cầu cứu" mạng xã hội khi tối 28 tết (tức ngày 27.1), anh Đ. rời nhà ở Q.12 và có cuộc hẹn với bạn bè ở Q.Phú Nhuận. Sau cuộc hẹn đó, anh mất liên lạc với gia đình. Chị C. cho biết trước đó, anh Đ. không có biểu hiện nào lạ.Sau nhiều ngày làm mọi cách tìm kiếm, cuối cùng gia đình cũng đã có tin.
Tập trung xử lý vấn đề biển, đảo, biên giới
Các mô hình ứng dụng thương mại điện tử tại các chợ truyền thống trên thế giới cũng được giới thiệu, góp phần đối chiếu và khắc phục thực trạng sức mua suy giảm của chợ truyền thống tại TP.Đà Nẵng cũng như toàn quốc thời gian qua.